Ads 468x60px

Bài đăng mới nhất

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

MÁY IN LASER VÀ MỰC



MÁY IN LASER VÀ MỰC



Ngày càng có nhiều công ty, cơ quan và cả hộ gia đình sử dụng máy laser (đơn sắc) cho việc in văn bản, vì chất lượng in tuyệt hảo cũng như giá thành rất thấp cho một trang in. Nhưng đến khi sắp hết mực, thì một bài toán luôn làm người tiêu dùng phải đắn đo : nên thay hộp mực in (Toner Cartridge) "xịn" để bảo đảm tuổi thọ cho chiếc máy đắt tiền này, hay là nạp lại mực để tiết kiệm ngân quỹ, và nếu nạp thì làm thế nào chọn nơi nạp mực tin cậy được, nhằm bảo đảm chất lượng cho 2500 trang in tiếp sau đó ?
Vận Hành
    Để hiểu tầm quan trọng của hộp mực, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu sơ lược cách vận hành của một máy in laser. Qui trình in của một máy laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia laser phát ra được hướng xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để sau cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát, rồi tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là "chấm trên inch" (dots per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho trang in ( dpi càng cao, chất lượng trang in càng đẹp). Qui trình in được chia ra làm 6 bước :
    1) Làm sạch: Là công đoạn làm sạch trống in đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi dao, một để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này vào ngăn chứa. Khi các bộ phận này bị hao mòn , hư hỏng do sử dụng, thì trang in bắt đầu phát sinh trục trặc : các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị hạt tiêu li ti à .
    2) Tích điện: sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ tia laser. Một roulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống, ion-hoá không khí, tạo điều kiện cho nguồn điện âm, một chiều, tích lên trống. Nếu điện tích âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn.
    3) Chép: Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều trên trống, tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này ( -130V) sẽ tạo lực hút mực in.
    4) Rửa ảnh: Ảnh ẩn này sẽ được "rửa" để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực in được hút về roulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, ( công nghệ của Canon) hay bằng phóng tĩnh điện ( công nghệ Lexmark).
    5) Chuyển ảnh lên giấy: Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi nó áp lên trống. Giấy được áp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực thừa.
    6) Định hình: Còn gọi là "nung chảy" là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn vào giấy bằng nhiệt Một roulô nhiệt tạo nhiệt độ đến 180 ( C làm nung chảy các hạt mực để nó bám chết vào giấy.
Mực In (Toner)

    2 yếu tố quyết định chất lượng mực in laser là thành phần nguyên liệu và công nghệ chế tạo. Ngày nay côngthức, công nghệ chế tạo đã không có gì là bí mật. Xu hướng của hầu hết các công ty chế tạo máy in là bán máy in với giá thấp và mực in với giá cao, vì thế chúng ta luôn tìm thấy trong các quyển cẩm nang sử dụng lời dặn dò đại loại : "àchúng tôi đã thiết kế máy in, hộp mực in, công thức mực in một cách hài hoà để cung cấp cho khách hàng một chất lượng in tuyệt hảo, việc sử dụng mực không do chúng tôi sản xuất sẽ có thể gây tổn hại đến máy in, làm giảm chất lượng trang in v.và." Tuy nhiên với giá thành một toner cartridge mới khá cao ( HP 5L, 6L 49 USD ố mực nạp 5 USD) thì chắc chắn không mấy người tiêu dùng, cả các công ty VN chọn mua cartridge mới.
     Theo tôi, thứ nhất thì không có gì bí mật và quá khó khăn trong việc nạp mực cho một toner cartridge của máy in laser, ai cũng có thể làm được nếu biết tháo lắp các chi tiết bên trong hộp mực. Điều thứ hai chất lượng mực để nạp cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Thế nhưng nạp mực để có thể in hết mực (2500 trang in) thì không phải ai cũng có thể làm được. Trái với điều lo lắng về chất lượng mực xịn hay không xịn của người tiêu dùng, ông đánh giá các yếu tố, theo thứ tự quan trọng, để một ống mực tái nạp đạt chất lượng cao nhất có thể có:
·                         Tình trạng của hộp mực trước khi phải nạp mực lần đầu tiên : người tiêu dùng cần "nâng niu" hộp mực, làm đúng và nhẹ nhàng các thao tác tháo lắp, khi kẹt giấy chuyện ưu tiên số 1 là nhẹ nhàng tháo hộp mực, không được để hộp mực ra ngoài ánh sáng quá vài phút ( nên để trong ngăn kéo hoặc bao bì đóng gói màu đen khi mới mua ), luôn luốn lấy giấy kẹt trong máy in theo chiều đi tới của trang giấy. Một cartridge sử dụng không đúng cách có thể làm hỏng chi tiết bên trong khiến việc nạp mực ( lần đầu tiên ) khó đạt chất lượng cao.
·                         Mực in , nên chọn của các công ty sản xuất có nguồn gốc tin cậy. Nói chung không có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu.
·                         Thao tác trong cách nạp mực
·                         Kiến thức của người sử dụng
    Qui trình của việc nạp mực gồm các thao tác sau :
1.                       Tháo rã các bộ phận của hộp mực
2.                       Làm vệ sinh ố hút sạch bụi, dò các hư hỏng hao mòn của các bộ phận.
3.                       Hút sạch mực thừa
4.                       Lắp ráp các chi tiết đã làm sạch
5.                       Nạp mực mới
6.                       In test trang đầu tiên
    Nếu bạn mới mua máy in laser với hộp mực mới tinh, thì đây là những điều bạn rất nên thực hiện từ lần sử dụng đầu tiên:
·                         Vệ sinh thường xuyên máy in ( tháo hộp mực cất đúng cách) hút bụi, giấy vụn bên trong máy. 80% sự cố của máy in là từ vệ sinh kém, môi trường nhiều bụi.
·                         Khi bị kẹt giấy, lập tức lấy hộp mực cất trong hộp tối, rút giấy thuận chiều trang giấy đi tới
·                         Không nên tắt máy in trong giờ làm việc vì muốn tiết kiệm điện. Độ ẩm cao của không khí (miền Bắc VN) cũng là nguyên nhân làm mực vón cục, gây trục trặc
·                         Không nên sử dụng giấy quá mỏng, giấy quá xấu ( giấy thô còn sót tạp chất có thể làm xước các trống, tạo các lỗi không thể khắc phục được trên trang in. Nên sử dụng giấy in có tịnh lượng 70 gram /m2 trở lên là tốt nhất .
·                         Khi trang in có vệt mờ dọc, lấy hộp mực và lắc đều, nếu tình trạng trên biến mất : hộp mực sắp hết, bạn chỉ còn có thể in vài chục trang nữa thôi. Chính xác hơn bạn có thể cân hộp mực. ( HP 6L mới: 735 gram; hết mực: 635 gram)
·                         Một cơ sở nạp mực chuyên nghiệp luôn thử in một trang trước khi nạp, ghi mã số của hộp mực để bạn chắc chắn là sẽ nhận lại hộp mực của mình chứ không phải một hộp khác, và phải đảm bảo in cho đến khi hết mực. Giá một lần nạp 100.000 đồng, cũng có thể rẻ hơn vài chục ngàn đồng (HP 6L) tuỳ nơi, nhưng đừng vì ham rẻ mà ôm lấy các phiền toái về sau. Bảo trì máy in, hộp mực đúng cách bạn có thể tái nạp hộp mực đến  3 lần, tiết kiệm được một số tiền không nhỏ !
    Tóm lại việc nạp mực in, nếu thực hiện đúng phương pháp tại các cơ sở chuyên nghiệp thì hoàn toàn không có hại gì cho máy, hay chất lượng trang in cả. Chính phủ một số nước như Mỹ Nhật cũng yêu cầu các cơ quan phải tái nạp mực in với một tỷ lệ nhất định vì mục tiêu bảo vệ môi trường.

BƠM MỰC MÁY IN PHUN HP


BƠM MỰC MÁY IN PHUN HP

Nếu bạn phải thường xuyên in ấn thì việc tự mình bơm mực cho máy in sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất lớn. Đối với nhiều dòng máy in phun, chẳng hạn như máy HP 3535, công việc này hóa ra cũng tương đối đơn giản, theo như kinh nghiệm của tác giả trong bài viết sau. 
Những thao tác sau đây được đúc kết từ kinh nghiệm thực hiện trên máy in phun hp 3535. đối với những dòng máy khác, bạn có thể tham khảo để vận dụng cụ thể vào máy của mình.


CÁCH BƠM MỰC

- Tháo bình mực ra khỏi máy in: Ngón cái bợ dưới bình mực, ngón trỏ đè chặt phía trên bình mực. Gặt xuống nhanh, bình mực sẽ rời ra. Khi lắp vào cũng làm thao tác giống vậy nhưng gặt vào nhanh.

- Lắp bình mực vào đế: Cho đến khi nghe tiếng “cách” nhỏ là xong, đúng vị trí. Đế mua ở tiệm bán mực hoặc mua hộp mực Hàn Quốc có sẵn đế.

- Bình mực đen: Phía trên có 5 lỗ. Bơm vào lỗ nào cũng được. Bơm chậm rãi từ từ, bơm đều tay. Khi 5 lỗ trào mực là đầy. Hút mực dư trên miệng bình mực. Thấm chùi bằng giấy xốp vệ sinh. Đưa ống tiêm vào lỗ hút ở đáy đế bình, hút ra khoảng 1/2 cc để thông mực trong bình. Dán 5 lỗ bằng băng keo trong.

- Bình mực màu: Phía trên cũng có 5 lỗ: bên trái là 2 lỗ chứa mực màu vàng, bên phải là 2 lỗ chứa mực màu xanh, một lỗ ở giữa là mực màu đỏ. Chú ý nhớ đúng vị trí, đừng bơm lộn màu. Bơm mực vào cũng giống như cách bơm màu đen. Bơm xong rút mực ở đáy 1/2 cc để thông mực.

VÀI KINH NGHIỆM

- Test sau khi bơm: Mở chương trình in: Sau khi cài đặt xong, bạn nhấp Start > Program > Hawlett-Packard (Chương trình Máy In HP) > HP Deskjet 3500 series, nhấp phải vào Printer assistant, chọn Send To > Desktop.

Ra desktop, nhấp Shortcut printer assistant > Clean Cartridges > Clean > Immediate clean. Đầu bình mực được chùi sạch và tiến hành in thử. Ra kết quả là các chữ mực đen từ lớn đến nhỏ và các ô màu. In 3 lần, thao tác giống trên, xong bấm Done.

- Nếu bơm mực vào không đúng vị trí: Bạn đừng lo, bơm nước bình lọc vào rồi rút ra nhiều lần cho đến khi nước trong là được (khoảng 15 lần). Trước khi bơm lại mực màu, bạn nhớ rút cho thật khô bình, không còn nước chứa trong bình mực. Vậy là bạn đã thực hiện thao tác súc bình, kết quả in có thể đẹp hơn khi chưa súc bình.

Có thể phơi bình mực ngoài nắng rồi cất nếu chưa cần sử dụng.

- Bơm bổ sung: Bạn không nên chờ hết mực rồi mới bơm mà nên bơm sau khi sử dụng hết 2/3 bình. Mục đích là luôn luôn tạo được sự liên thông trong bình mực, không bị bọt không khí làm cho mực xuống không đều.

- Vệ sinh máy: Sau 3 tháng nên vệ sinh máy một lần. Tháo rời các bộ phận có thể tháo, chùi sạch bằng giẻ lau. Vô dầu máy may vào cần inox để bình mực chạy được trơn tru. Dùng bông gòn và nhíp thấm alcol lau các chi tiết. Tránh chạm mạch điện, bo điện. Bên ngăn phải là 2 miếng mousse dùng để chùi đầu bình mực, do đó nó tích chứa rất nhiều cặn mực. Bạn tháo rời ra, giặt sạch và hong bằng máy sấy tóc hoặc phơi nắng cho khô ráo.

TIẾT KIỆM MỰC IN PHUN BẰNG CÁCH NÀO.


TIẾT KIỆM MỰC IN PHUN BẰNG CÁCH NÀO


Bảo quản cẩn thận: Việc giữ sạch các bộ phận cơ khí bên trong sẽ bảo đảm cho máy in luôn vận hành ở tình trạng tốt nhất. Bạn có thể sử dụng một bình xịt hơi để làm sạch bụi bẩn và các mẩu giấy vụn ra tại các khe dẫn giấy cũng như các thành phần chuyển động khác.
Bảo quản cẩn thận: Việc giữ sạch các bộ phận cơ khí bên trong sẽ bảo đảm cho máy in luôn vận hành ở tình trạng tốt nhất. Bạn có thể sử dụng một bình xịt hơi để làm sạch bụi bẩn và các mẩu giấy vụn ra tại các khe dẫn giấy cũng như các thành phần chuyển động khác.
Hãy bảo đảm rằng các lỗ phun mực nhỏ trên đầu in không bị dính mực khô. Nguyên nhân phổ biến nhất của việc gây tắc nghẽn là do máy in ít vận hành, do vậy bạn nên in ít nhất một bản in mỗi tuần để làm sạch các lỗ phun mực. Nhiều máy in phun được trang bị một chương trình làm sạch các đầu phun mực, nhờ đó có khả năng hạn chế tình trạng nghẹt mực xảy ra.
Không may mắn, những chương trình này thường gây tốn mực, do vậy bạn nên sử dụng một cách cân nhắc. Nếu việc chạy chương trình này không mang lại hiệu quả, bạn cần in một trang khác để tận dụng mực trước khi chạy lại chương trình đó. Ngoài ra, có một số máy in có khả năng tự động làm sạch đầu phun khi bật máy.
Tiết kiệm mực: Một cách khác để hạn chế sự hao phí mực là giảm chất lượng bản in xuống. Một số máy in được trang bị một nút điều chỉnh chất lượng bản in, tuy nhiên bạn cũng có thể nhấn phải chuột lên biểu tượng máy in đang dùng trong cửa sổ Printer and Faxes và tìm đến mục thiết lập chất lượng bản in. Nếu có máy in phun màu nhưng lại thường xuyên thực hiện in đen trắng thì bạn nên vô hiệu hóa cài đặt in màu. Với một vài máy in, việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm mực mà còn giúp tăng tốc độ in.
Để tránh trường hợp phải thay đổi cài đặt chất lượng bản in (hoặc bất kỳ cài đặt nào khác) ở mỗi lần in, bạn cần tạo riêng một cài đặt máy in cho từng nhu cầu khác nhau. Ví dụ, tạo một cài đặt mang tên "Draft" dành cho việc in ở độ phân giải thấp và một cài đặt khác mang tên "Final" dành cho việc in ở chất lượng cao nhất.
Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến 3 yếu tố sau đây để có thể sử dụng máy in có hiệu quả tốt nhất:
Đầu phun: là nhân tố quan trọng trong việc in ấn, ảnh hưởng đến chất lượng của trang in. Mỗi máy in, khi thiết kế cũng được chế tạo kèm theo một bộ phận có chức năng làm sạch bụi bám trên đầu phun, nó thường được kích hoạt một cách ngẫu nhiên khi máy in hoạt động nhưng có thể vì lý do sử dụng lâu ngày hoặc bị lỗi của chương trình mà nó không hoạt động được.
Giấy in: Nên dùng các loại giấy tốt, kích cỡ đồng đều. Các loại giấy rẻ, nhăn nheo hay in 2 mặt giấy có thể bị kẹt giữa các bánh răng làm ảnh hưởng đến cơ cấu truyền động, làm cong đầu phun, tăng áp lực mực hoặc hư hỏng các bộ phận nén áp ở trong máy.
Mực in: Ngoài thị trường hiện nay có khá nhiều loại mực in giá rẻ. Tuy nhiên, các loại mực in này đa phần có nhiều tạp chất, không thể thoát ra hết khỏi đầu phun rất nhỏ trong máy in. Những cặn bẩn này lâu ngày sẽ tích tụ ở đầu phun và gây "tét" đầu phun khi có áp lực mực trong lúc in ấn. Tùy theo số lượng trang in mỗi tháng và máy in có "xịn" hay không mà bạn nên chọn loại mực in phù hợp.
Có rất nhiều sản phẩm cho bạn lựa chọn, như mực in Inktec có xuất xứ từ Hàn Quốc. Inktec sử dụng những nguyên liệu chất lượng cao, được pha trộn một cách hợp lý để bảo vệ đầu phun máy in. Do đó, mực Inktec hầu như không hại cho đầu phun mà còn cho phép mực bơm ra một cách đều đặn với tốc độ cao, bản in sắc nét và bắt mắt.

GIỚI THIỆU TÍNH NĂNG MÁY IN


GIỚI THIỆU TÍNH NĂNG MÁY IN
Inkjet Printer - Máy in phun mực

Là máy in "đẩy" (bơm) các giọt mực nhỏ trực tiếp qua các lỗ kim (từ kỹ thuật gốc là nozzle, ( tạm dich như vậy) và in lên giấy in. Công nghệ in phun mực (inkjet printing) xuất hiện từ năm 1980 nhưng chỉ tới những năm 1990, khi giá cả giảm xuống thì máy in phun mực mới thực sự xuất hiện rộng rãi trên thị trường. 

Hãng Canon tuyên bố họ đã phát minh ra công nghệ này - mà họ đặt tên là Bubble jet (phun bọt) - vào năm 1977, khi một nhà nghiên cứu của hãng này vô tình để một ống kim (syringe) chứa đầy mực đụng vào một mỏ hàn nóng bằng sắt (soldering iron). Sức nóng đã "đẩy" một giọt mực ra khỏi ống qua đầu kim và đó là sự khởi đầu của một phương pháp in ấn mới.
Máy in phun mực có các tiến bộ nhanh chóng trong các năm gần đây, từ máy in ba (03) màu là Cyan / Magenta / Yellow (CMY) đã xuất hiện nhiều năm cho đến các máy in bốn (04) màu chất lượng cao (CMYK), và gần đây đã xuất hiện máy in phun sử dụng sáu (06) màu mực.
Về mặt hoạt động, công nghệ in phun cũng thuộc loại "không va đập" (non-impact) như in laser. Mực được phát ra từ các lỗ kim (nozzle) khi chúng được truyền qua các phương tiện khả dĩ khác nhhau và hoạt động của máy in phun mực rất dễ hình dung: mực lỏng (liquid ink) với các màu khác nhau sẽ được phóng ra giấy để xây dựng các hình ảnh cần in. Một đầu in (print head) sẽ quét trang giấy theo các đường ngang (horizonal strips), sử dụng một tổ hợp mô tơ để di chuyển từ trái qua phải và ngược lại, trong khi một tổ hợp mô tơ khác cuộn giấy theo các bước dọc (vertical steps). Một đường ngang của hình ảnh được in ra, rồi giấy được kéo lên để chuẩn bị in đường ngang khác. Để đẩy nhanh tốc độ in, đầu in (print head) không in chỉ một dòng đơn các điểm ảnh (pixel, vui lòng xem pixel trong phần nói về Monitor-màn hình) trong mỗi bước mà là một hàng thẳng đứng các điểm ảnh tại mỗi thời điểm.
Trong các máy in phun thường, đầu in (print head) cần khoảng ½ giây để in một đường (strip) ngang qua trang giấy. Vì giấy khổ A4 tương đương với 8,5inch chiều rộng và các máy in phun hoạt động với độ phân giải thấp nhất là ở khoảng 300dpi (dots per inch), điều này có nghĩa là ít nhất 2.475 điểm (dot)ngang qua trang giấy. Do đó, đầu in (print head) có khoảng 1/5000 giây để đáp ứng xem một điểm có cần in hay không. Trong tương lai, khi công nghệ sản xuất phát triển hơn cho phép các đầu in lớn hơn với nhiều lỗ kim (nozzle) được đốt nóng tại một tần số cao hơn, cho phép máy in đạt đến độ phân giải thực từ 1200dpi và tốc độ in đạt gần tới tốc độ của máy in laser màu (3-4 trang màu/giây, 12 - 14 trang trắng đen/giây).
LED printer - Máy in LED
Là công nghệ in trang (page printing) tương tự như máy in Laser nhưng sử dụng diode phát quang (Light-Emitting Diode - LED) và được phát minh bởi hãng Casio. Hãng OKI là nhà sản xuất hàng đầu về máy in LED, công nghệ này cũng được hãng Lexmark sử dụng. Vào giữa thập niên 1990, LED printer được hy vọng là sẽ trở thành "công nghệ lớn" khác sau laser printer, tuy nhiên sau hơn 5 năm trôi qua, công nghệ LED vẫn chưa tạo được dấu ấn quan trọng trên thị trường.
Công nghệ in LED này tạo ra hiệu quả tương tự như công nghệ in laser truyền thống, nó cũng sử dụng cùng một phương pháp cơ bản trong việc chuyển toner mực lên giấy. Việc hấp thu (tĩnh) điện được thực hiện trên một trống cảm quang (photo-receptive drum) và khi ánh sáng từ LED tác động vào nó thì các phần tử tích điện bị thay đổi ngược lại, điều này tạo ra một hình mẫu các điểm (pattern of dots) tương ứng với hình sẽ được in ra giấy. Sau đó, toner mực khô được tích điện sẽ được truyền qua các vùng trống từ có các phần tử bị thay đổi điện tích, và truyền qua giấy khi nó được di chuyển ngang qua trống từ ra khay đựng. Điểm khác nhau chính giữa hai công nghệ in Laser và LED nằm ở phương pháp phân phối ánh sáng. (light distribution).

Các máy in LED sừ dụng các dãy đèn LED (đèn Diode phát quang - Light Emitting Diode) được chế tạo sẵn bên trong máy in - thông thường, có 2500 diode bao phủ chiều rộng của trống từ. Một máy in LED có độ phân giải 600dpi sẽ có 600 đèn LED/inch bao phủ toàn bộ chiều rộng của trang giấy. Điểm thuận lợi là trang bị một hàng các đèn LED sẽ rẻ tiền hơn so với sử dụng thiết bị phát tia laser và gương phản chiếu với nhiều bộ phận di động, điều này làm cho giá thành của máy in LED sẽ rẻ hơn của máy in laser. Máy in LED cũng có kích thước nhỏ hơn máy in laser. Các máy in màu sử dụng công nghệ LED có 4 hàng đèn LED - mỗi hàng cho một màu của toner mực: Cyan, magenta, yellow và black. Yếu điểm chính của máy in LED là độ phân giải theo chiều ngang (horizonal resolution) là cố định. Do đó, khả năng cải tiến độ phân giải của máy in LED sẽ kém xa máy in laser. Hơn nữa, trống của máy in LED (LED printer’s drum) hoạt động tốt nhất - tính về hiệu quả và tốc độ- khi được sử dụng liên tục trong các ứng dụng đòi hỏi dung lượng lớn. Nghĩa là tuổi thọ của trống từ máy in LED sẽ giảm đi rất nhiều nếu được sử dụng theo kiểu bật-tắt thường xuyên hoặc khi được sử dụng cho các ứng dụng in ấn nhỏ.
Laser Printer - Máy in Laser
Máy in laser đầu tiên giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984 bởi hãng Hewlett-Packard (theo công nghệ được phát triển bởi hãng Cannon - theo PC Guide) với giá 3.495 USD. 

Nó làm việc theo cùng nguyên tắc với máy Photocopier, chỉ khác ở chỗ nguồn ánh sáng. Đối với máy Photocopy, trang giấy sẽ được quét (scan) với một nguồn ánh sáng tươi (bright light) bình thường , trong khi đó máy in laser sử dụng nguồn sáng là tia laser. Sau công đoạn này, cách hoạt động của hai loại máy này (photocopy & laser printer) cũng tương tự như nhau, nguồn sáng tạo ra một "hình ảnh tĩnh điện" (electrostatic image) của trang giấy trong một bộ hấp thu ánh sáng được nạp sẵn (charged photoreceptor). Thiết bị này lại "hấp dẫn" toner mực (ink toner) theo kiểu hấp thu tĩnh điện (electrostatic charge).
Sau khi được giới thiệu, laser printer nhanh chóng trở nên phổ biến với chất lượng cao & chi phí in ấn tương đối rẻ. Khi thị trường máy in laser phát triển, việc cạnh tranh trở nên gay gắt thì các nhà sản xuất liên tục tìm cách cải tiến máy in laser theo hướng tiện lợi hơn và có giá thành hạ hơn. Ngày nay, máy in laser với độ phân giải 600dpi gần như trở nên tiêu chuẩn bình thường thay cho độ phân giải 300dpi trước kia; kích thước, trọng lượng và giá cả cũng trở nên "gọn nhẹ" hơn, phù hợp với nhu cầu của các hộ gia đình và văn phòng nhỏ.
Trong công nghệ in laser, khi hình ảnh cần in được truyền ra máy in nó sẽ thông qua định dạng của ngôn ngữ mô tả trang (Page description language-PDL); nhiệm vụ đầu tiên của máy in là biến đổi các lệnh thành một hình ảnh dạng bitmap (ảnh nhị phân). Việc này được thực hiện bởi bộ xử lý riêng của máy in và kết quả là một hình ảnh - trong đó bao gồm mọi điểm sẽ được in ra giấy - được hình thành trong bộ nhớ máy in. Người ta từng nghĩ ra cách chế tạo các máy in gọi là windows printer - là các máy in không có các bộ xử lý riêng, do vậy máy tính sẽ tạo các ảnh nhị phân (bitmap) và "viết" (chuyển) trực tiếp ra bộ nhớ máy in. Tại tâm của máy in laser là một trống xoay nhỏ - là một hộp dẫn ánh sáng hữu cơ (organic photo-conducting cartridge- OPC) - với lớp chất phủ cho phép hấp thụ tĩnh diện. Đầu tiên, trống của máy in sẽ được tích điện dương (+) hoàn toàn. Sau đó, một tia laser sẽ quét ngang qua bề mặt của nó và để lại một cách có lựa chọn các điểm được tích điện âm (-) trên đó. Các điểm được nạp điện âm (-) đó chính là "phiên bản" của hình ảnh cần in. Bề mặt trống từ có diện tích bằng với kích thước của tờ giấy in, mỗi điểm trên trống từ sẽ tương ứng với một điểm trên tờ giấy. Đồng thời, tờ giấy sẽ được đẩy qua một dây dẫn đã được nạp điện và được ‘ký gởi" các điện tích âm (-). Trong các máy in laser thực sự, việc nạp điện tích có chọn lựa (selective charging) được thực hiện bằng cách bật/tắt tia laser khi nó đang quét bề mặt của trống đang quay (rotating drum) thông qua hệ thống các thấu kính & gương phản chiếu quay (spinning mirrors & lenses). Nguyên lý làm việc tương tự như một quả cầu trên sân khấu ca nhạc vậy, ánh sáng (chiếu vào quả cầu) sẽ hắt ra sàn (hoặc tường) nhà, di chuyển thành đường và biến mất khi quả cầu quay. Trong máy in laser, trống sẽ được quay với tốc độ rất nhanh và được đồng bộ hóa với thao tác bật/tắt tia laser. Một máy in laser thông thường sẽ thực hiện hàng triệu thao tác bật/tắt mỗi giây.
Bên trong máy in, trống sẽ quay để tạo mỗi lần một dòng theo chiều ngang rất chính xác. Khi trống quay càng chậm (khoảng cách quay "nhích" đi một khoảng nhỏ mỗi lần) thì độ phân giải (resolution) theo chiều dọc xuống càng cao - bước quay (step rotation) của một máy in laser hiện đại thường là 1/600 inch, tạo ra độ phân giải dọc (vertical resolution)là 600 dpi. Tương tự như vậy, tốc độ bật/tắt tia laser càng nhanh thì độ phân giải ngang (horizonal resolution) càng cao. Khi trống quay đến vùng in dữ liệu (written-on area) di chuyển vào trong toner mực của máy in laser. Toner mực là các hạt màu đen rất mịn và được tích điện dương (+), do vậy chúng sẽ bị hấp dẫn bởi các điểm tích điện âm (-) trên bề mặt trống (do tính chất "hút nhau" của các điện tích trái dấu như vậy, người ta thường gọi trống là trống từ). Như vậy, sau một lần quay hoàn chỉnh bề mặt của trống từ sẽ chứa hình ảnh màu đen của dữ liệu cần in. Lúc này, tờ giấy sẽ được đẩy lên và cho tiếp xúc với trống từ thông qua tập hợp các trục quay bằng cao su. Giấy được tích điện âm (-) mạnh hơn các điện âm (-) trên các hình tĩnh điện (electrostatic image) trên trống từ, do vậy nó hấo dẫn các hạt mực. Khi hoàn thành chu kỳ quay của mình, tờ giấy đã "lấy đi" các hạt mực trên trống từ và hình ảnh cần in được truyền qua tờ giấy. Các khu vực được tích điện dương (-) trên bề mặt trống từ không hấp dẫn các hạt mực tương ứng với các khu vực màu trắng trên tờ giấy in. Đến đây, công việc liên kết bền vừng các hạt mực (vốn có tính chất tan chảy rất nhanh) vào tờ giấy in bằng cách sử dụng nhiệt và áp suất. Chất sáp (wax) là thành phần chính có trong mực in (toner) có trách nhiệm làm cho quá trình liên kết diễn ra dễ dàng hơn. Sau đó, tờ giấy được các trục quay đẩy qua ngoài với nhiệt độ còn "âm ấm" khi ta sờ vào.
Công đoạn cuối cùng của một chu trình in là việc "làm sạch" các hạt mực thừa trên bề mặt trống từ để chuẩn bị cho một chu trình in mới. Có hai cách làm sạch trống từ, cách vật lý/cơ khí (physical/mechanical) và cách dùng điện (electrical). Về cơ khí, các hạt mực thừa được gạt bỏ khỏi bề mặt trống từ vào một hộp chứa mực dư bằng một dụng cụ gọi là thanh gạt mực (felt pad). Việc làm sạch bằng điện được thực hiên bằng cách bao phủ bề mặt trống từ bằng một trường điện từ cân bằng (even electrical charge) cho phép tia laser có thể tiếp tục "ghi" dữ liệu lên. Máy in thực hiện việc này bằng cách sử dụng một thành phần tích điện gọi là vòng điện hoa (corona wire).
Color laser printer - Máy in laser màu
Là máy in sử dụng các 4 toner mực màu khác nhau để pha trộn thành tất cả các màu cần in. Có bốn công đoạn trong tiến trình quang điện (electro-photographic process) được thực hiện để truyền mực lên giấy in theo thứ tự lần lượt (one at a time) hoặc xây dựng hình ảnh gồm 4-màu cơ bản khác nhau trên một bề mặt in trung gian cùng một thời điểm.
Năm 1994, hãng HP giới thiệu đời máy in Laser màu đầu tiên, sử dụng ngôn ngữ điều khiển PCL 5 (có giá lúc đó là 7.295 USD) với tốc độ in màu là 2ppm (pages per minute), in trắng đen là 10ppm.
Band printer - Máy in Bảng
Là một công nghệ in dòng (line printing) sử dụng một băng chuyền gồm các ký tự mẫu bằng kim loại. Băng chuyền bao gồm một tập hợp cố định các ký tự được khắc nổi (embossed), tập hợp ký tự này chỉ có thể thay đổi khi người ta thay thế băng chuyền. Băng chuyền xoay vòng theo chiều ngang của một tổ hợp các búa gõ (set of hammers), mỗi búa cho một cột in. Khi một ký tự được yêu cầu trong băng chuyền xoay vòng đến cột in đã được lựa chọn, búa gõ sẽ đẩy giấy vào vị trí của ruy-băng đối diện với các ký tự hoặc biểu tượng được khắc nổi. Các máy in Băng có thể in với tốc độ lên tới 2000 lpm (dòng/phút) và có thể hoạt động trong các môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
Line matrix printer - Máy in ma trận dòng 
Là loại máy in sử dụng một hàng búa gõ dao động (oscillating row of print hammers). Các búa gõ tạo các chữ cái & hình ảnh bằng cách va đập lên một ruy-băng và chuyển các điểm mực (dots of ink) lên giấy. 
Nó là máy in va đập cho phép in mỗi lần một dòng. Hãng Printronix đi tiên phong trong công nghệ này từ năm 1974. Line matrix printer và Band printer là các công nghệ máy in dòng (line printer) còn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên Line matrix printer có thể in các hình ảnh đồ họa trong khi band printer thì không thể. Độ phân giải của line matrix printer nằm trong khoảng từ 70 - 140 dpi và tốc độ khoảng từ 400 - 1,400 lpm (dòng/phút).
Các máy in ma trận dòng (line matrix printer) hỗ trợ độ phân giải trung bình, in đơn sắc và có chi phí về ruy-băng rất thấp. Chúng cũng có tốc độ rất cao, ví dụ: với tốc độ 1.200 lpm tương đương với máy in trang (page printer) có tốc độ 65 ppm (trang/phút). Máy in ma trận dòng có thể làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt như ở trong các nhà kho và các môi trường công nghiệp khác.
Kỹ thuật in dòng được thực hiện bởi một hàng búa gõ điểm (row of dot hammers) có chiều dài bằng với chiều rộng của trang giấy. Các búa gõ (hammer) được gắn trên một con thoi (shuttle) dao động qua lại trong khoảng 2 inch theo một rãnh. Các búa gõ được "phóng ra" vào thời điểm thích hợp và đánh vào ruy-băng để in lên giấy.
Page Printer - Máy in trang
Là thiết bị in mỗi lần một dòng với tố độ từ 4 tới hơn 800 ppm (pages per minute - Trang/phút). Các công nghệ in như Laser, LED, solid ink (mực dạng rắn) và electron beam (tia điện tử) là các công nghệ in thuộc về loại này. Tất cảc các máy in này chuyển mực lên trống từ (magnetic drum) và truyền qua toàn bộ trang giấy trong một chu kỳ in trắng đen và nhiều chu kỳ cho các màu khác
Line Printer - Máy in dòng
Là thiết bị in mỗi lần một dòng với tốc độ khoảng từ 400 tới 2000 lpm (lines per minute - dòng/phút). Nó được sử dụng rộng rãi tại các Trung tâm dữ liệu (Data Center) và các môi trường công nghiệp hay môi trường tài chính (như ngân hàng ...).

BÍ QUYẾT SỬ DỤNG MÁY IN



BÍ QUYẾT SỬ DỤNG MÁY IN


Cũng như các loại máy văn phòng, máy in ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về chức năng. Khi mới mua về đương nhiên máy hoạt động tốt. Nhưng sau vài năm sử dụng, trạng thái khó có thể duy trì nếu như không vận hành đúng qui cách
Dưới đây là những kinh nghiệm hay giúp tăng hiệu quả sử dụng thiết bị. 

In laser  
 
Nếu in văn bản thì giải pháp ưu tiên là dùng máy in laser đen trắng, vì chất lượng được coi là tốt nhất và giá thành cũng rất thấp cho các trang in. Thông thường khi hết mực thì bài toán khiến đa số người dùng đắn đo: nên thay hộp mực (toner cartridge) để đảm bảo tuổi thọ cho chiếc máy đắt tiền hay nạp lại mực để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không nên hiểu sai về nạp mực, vì thực hiện đúng quy cách tại các cơ sở dịch vụ chuyên nghiệp thì hoàn toàn không có hại cho máy hay chất lượng trang in. 

Thống kê cho thấy trên 80% máy gặp sự cố do nguyên nhân vệ sinh kém. Vì vậy sau nhiều lần sử dụng cần phải hút bụi, giấy vụn bên trong máy. Để thực hiện, trước hết là mở nắp vỏ máy theo đúng qui trình ghi trong sách hướng dẫn sử dụng. Bước tiếp theo là tháo hộp mực ra. Trong trường hợp bị kẹt giấy, cũng lập tức lấy hộp mực ra, rút trang giấy thuận chiều theo hướng bánh quay. 

Khi xuất hiện vệt mờ theo chiều dọc trang in, thì mang hộp mực ra lắc đều. Sau đó, nếu không còn thấy tình trạng này thì có nghĩa là hộp mực sắp hết, chỉ có thể in thêm vài chục trang nữa. Bảo trì máy in và hộp mực đúng cách, có thể tái sử dụng tới 5 lần và tiết kiệm khoản tiền không nhỏ. 

Đặt máy ở chế độ thường trực ngay cả lúc không dùng trong giờ làm việc, tránh cho máy bị ẩm mốc, giữ cho mực không vón cục và biến chất. Nếu một tháng dùng một vài lần thì không cần làm điều này, nhưng nên mở máy trước nửa tiếng tới một tiếng để máy ổn định trở lại rồi mới in. 

Không nên sử dụng loại giấy quá mỏng, chất lượng kém vì giấy còn sót tạp chất có thể gây xước. Bắt buộc phải dùng giấy tốt, kích cỡ đồng đều. Không dùng giấy đã bị ướt, nhăn nheo và dùng lại giấy đã in một mặt. Vì có thể bị kẹt giữa các bánh răng làm gãy một số cơ cấu chuyển động, đặc biệt nếu là máy in phun sẽ khiến cong đầu phun, tăng áp lực mực, gây trục trặc không thể khắc phục. 

In phun 
                            

Để có được trang in màu rõ nét với máy in phun thì bắt buộc phái dùng mực phù hợp. Loại máy này có đầu phun rất nhỏ, vì vậy các loại mực chất lượng kém lẫn nhiều tạp chất, sẽ không thể giải phóng hết làm cặn tích tụ lại. Những loại mực đạt chuẩn của các hãng Canon, Epson... có thể sử dụng cho nhiều máy mà không làm hỏng đầu phun mực. 

Ngoài ra, đầu phun cũng tác động trực tiếp đến chất lượng trang in, nên phải thường xuyên làm sạch bộ phận này. Tuy nhiên tránh dùng dụng cụ lau chùi vì đầu phun là một trong những chi tiết cơ học dễ hỏng. 

Mỗi máy đều được thiết kế kèm theo chi tiết có chức năng làm sạch bụi bám trên đầu phun, nó thường được kích hoạt một cách ngẫu nhiên khi in nhưng có thể vì lý do lâu ngày hoặc bị lỗi chương trình mà chi tiết đó không hoạt động được. Để bảo vệ đầu phun, dùng máy tính truy cập vào Start/Control Panel, mở Printers and Faxes, bấm chuột phải vào biểu tượng máy in, chọn Properties. Trong Tab Utilities lần lượt kích hoạt các lệnh Nozzle Check, Head Cleaning và Print Head Alignment. 

Nên thực hiện thủ thuật này đối với các máy đã lâu ngày không sử dụng hoặc thực hiện trước khi in bất kỳ tài liệu nào để bảo vệ đầu phun, giữ cho bộ phận luôn được sạch sẽ, để nâng cao độ bền của thiết bị
Nguồn : Thongtinlaptop

SỬ DỤNG CHUNG MÁY IN TRONG MẠNG LAN


SỬ DỤNG CHUNG MÁY IN TRONG MẠNG 

LAN

Để sử dụng chung một máy in trong mạng LAN, ngoài cách chia sẻ qua chức năng Sharing printer có sẵn của Windows, bạn còn có thể dùng một thiết bị gọi là print server. Thiết bị này có 2 loại: gắn trong (internal) và gắn ngoài (external).
Cách này có ưu điểm là máy in mạng sẽ không phụ thuộc vào hoạt động của máy tính mà nó được kết nối vào vì nó được gắn trực tiếp vào mạng LAN thông qua print server. Tuy nhiên giá của print server cũng tương đối cao, ví dụ sản phẩm của HP có giá từ khoảng 60 USD cho tới vài trăm USD.

 Nếu bạn có ngân sách eo hẹp nhưng vẫn muốn có một máy in laser nối mạng dùng chung, bạn có thể tìm mua máy in cũ (second hand) có gắn sẵn JetDirect print server loại “nồi đồng cối đá” như HP 4Plus, HP 5N, HP 5M tại khu Tôn Thất Tùng với giá khoảng 60 - 100 USD, hoặc trang bị máy in “xịn” HP LaserJet 5Si nếu hầu bao cho phép, với giá khoảng 350 - 400 USD. Khi mua bạn nhớ yêu cầu người bán kèm card HP JetDirect print server có cổng RJ 45 tương thích cho máy in đó.

 Để thiết lập một máy in mạng dùng print server bạn phải tiến hành các bước: cấu hình địa chỉ IP cho máy in, cài đặt máy in trên máy tính hoặc máy chủ (và chia sẻ máy in trong mạng).

 1. Cấu hình địa chỉ IP cho máy in

 Có nhiều cách để cấu hình lại địa chỉ IP của JetDirect print server, một trong những cách đó là cấu hình trực tiếp qua bảng điều khiển của máy in. Bài viết này sẽ đề cập cách cấu hình theo phương pháp này vì nó tương đối đơn giản.

 Cách cấu hình này áp dụng cho máy in HP LaserJet 5, 5N, 5M, 5Si, 5Si MX, 4, 4M, 4 Plus, 4M Plus, 4V, 4MV, 4Si, 4Si MX, IIISi, 4000, 4050, 4100, 4500, 4550, 5000, 5100, 8500, 8550, 8000, 8150, HP 2500c Professional series, HP Business Inkjet 2200, 2250, 2600.

 Trên bảng điều khiển của máy in, bạn thực hiện các bước sau:

 - Bấm Menu cho đến khi một trong những thông số sau xuất hiện (tùy theo mỗi dòng máy) AUX IP, MIO, MIO 1, MIO 2, EIO 1, EIO 2.

 Đối với máy HP Laser IIISi: bấm nút Menu cho đến khi xuất hiện PCL Config hoặc PS Config.

 - Bấm nút Item, chọn CFG NETWORK rồi bấm nút Value (hoặc nút +/-) để thay đổi giá trị CFG NETWORK =YES*.

 - Bấm nút Select hoặc Resume (để lưu lại giá trị đã thay đổi).

 - Bấm nút Item để chọn CFG TCP/IP sau đó bấm nút Value (hoặc nút +/-) thay đổi giá trị CFG TCP/IP=YES*.

 - Bấm nút Select hoặc Resume.

 - Bấm nút Item để chọn BOOTP rồi bấm nút Value (hoặc nút +/-) đó thay đổi giá trị BOOTP=NO*.

 - Bấm nút Select hoặc Resume.

 - Bấm nút Item để chọn các thông số IP (địa chỉ IP của JetDirect), SM (subnet mask), LG (địa chỉ IP của syslog server - dùng để ghi lại log file), GW (địa chỉ IP của gateway) từ Byte 1 đến Byte 4, bấm nút Value (hoặc nút +, -) để thay đổi giá trị và bấm nút Select hoặc Resume để lưu lại thông số.

 Giá trị mặc đinh sẽ có dấu * trên màn hình. Đối với thông số LG hoặc GW, nếu bạn không muốn cấu hình thì các byte phải để ở giá trị là 0*.

 Ví dụ: nếu bạn muốn cấu hình máy in có địa chỉ:

 IP: 192.168.1.100

 Subnet mask: 255.255.255.0

 Syslog server: 192.168.1.1

 Default gateway: 192.168.1.254

 Trên máy in bạn sẽ cấu hình các giá trị tương ứng như sau:

 IP Byte 1: 192*, IP Byte 2: 168*, IP Byte 3: 1*, IP Byte 4: 100*

 SM Byte1: 255*, SM Byte2: 255*, SM Byte3: 255*, SM Byte4: 0*

 LG Byte1: 192*, LG Byte2: 168*, LG Byte3: 1*, LG Byte4: 1*

 GW Byte1: 192*, GW Byte2: 168*, GW Byte3: 1*, GW Byte4: 254*

 - Bấm nút Go hoặc Online để lưu lại cấu hình vào JetDirect.

 - In tờ Self Test để kiểm tra địa chỉ IP đã cấu hình.

 Chú ý: đừng quan tâm đến CFG NETWORK=XXX, CFG TCP/IP=XXX (XXX=YES/NO). Sau khi đã cấu hình là YES, thông số này sẽ xuất hiện là NO.

 2. Cài đặt máy in trên máy tính hoặc máy chủ và chia sẻ máy in trong mạng

 Sau khi đã có địa chỉ IP, bạn tiến hành cài đặt máy in trên một hoặc nhiều máy tính:

 - Nối dây cable mạng từ máy in vào switch hoặc hub.

 - Từ Control Panel của Windows, bấm đôi vào biểu tượng Printer and Faxes.

 - Chọn Local printer attached to this computer, bấm Next.

 - Chọn Create a new Port và chọn loại cổng (Type of Port) là Standard TCP/IP port.

 - Gõ địa chỉ IP của máy in (nói ở phần 1 vào ô Printer Name or IP Address, bấm Next.

 - Chọn loại máy in (ở ví dụ này là HP LaserJet 5M).

 - Đặt tên máy in vào ô Printer name.

 - Nếu bạn muốn chia sẻ máy in thì chọn vào Share name rồi gõ tên của máy in vào ô này.

 - Bấm Finish để kết thúc cài đặt máy in.

BẢNG TRA CỨU TRỐNG MÁY IN LASER


Color Laser Drums
EP-H (HX)
Canon C LBP 360 PS/LBP 2030/HX; Apple Color LaserWriter 12/660; IBM NP Color Printer; Lexmark Optra C/Optra C pro,5045-001; Dec Color LSR 2000; Nashutec C903; Rex Rotary C 5503;Gestetner C 6703; Digital Equipment Color Writer LSR 2000
HP4500
HP Color LJ-4500 N/4500DN; Canon CLBP 460PS/EP-83
HP4600
HP Color LJ-4600/4600DN/4600DTH/4600HDN; Canon Imageclass C2500, Canon EP-85
HP1500/2500/2550
HP1500/1500L; HP2500/2500n/2500tn/2550, Canon EP-87; Canon LBP2410; Canon imageCLASS MF 8170C; Canon LBP5200
HP5500
HP Color LJ-5500/5500N/5500DN/5500DTH/5500HDN; Canon LBP 2710 / 2810 / EP-86; Canon Imageclass C3500
HP8500
HP Color LJ-8500/8500N/8500DN,8550 (LBP-72X)/8550N/DN/GN/MFP; Canon CLBP 2160/EP-82, Image Class C2100/PD/CS
HP3500/3700
HP Color LJ 3500/3700/3550
HP9500
HP Color LJ 9500/9500mfpï¼›Canon CLC3200
HP2600
HP Color LJ 1600/2600/2650ï¼›Canon LBP-5000; HP Color LJ CM1015/CM1017
HP3000/3600/3800
HP Color LJ 3000/3600/3800/2700
Lexmark Optra 1200 /Casio N 4612
Lexmark Optra Color 1200; Casio N 4612
QMS2200
Minolta-QMS Magicolor 2200N/EN/GN/DP; EPSON Aculaser 2000C/3000C
EPSON LP9500C
Epson Calario LP-9500C
Fuji-Xerox DC240
Fuji-Xerox DC240/320/400
QMS2300/2400
Minolta-QMS Magicolor 2300W; EPSON Aculaser C900/1900; 
Konica Minolta Magicolor 2400w/2430DL/2450
Oki C5300
Oki Data C5100n/C5150n/C5200n/C5300n/C5400/n/tn/dn/dtn
Oki C7300
Oki Data C7100/C7300/C7350/C7500/C7550(TYPE C4);
Oki C9300
Oki Data C9300/C9500 (TYPE C5);
Ricoh AP3800
Ricoh Aficio AP3800C/CX7200/CX8200ï¼›
Epson LP9000C
Epson Color Laser Printer LP-7000C/9000C/9200C/9200B;
Epson C1100
Epson Aculaser C1100/CX-11F/LP-V500; Fuji-Xerox DocuPrint C525A; Dell 3000/3100
Minolta C350
Minolta C350
Digital Copier Drums
Ricoh Aficio 200
Ricoh Aficio 200/250; Gestetner 3320; Lanier 5020MFP; Savin 9920DP; Nashuatec D420
Ricoh Aficio 220
Ricoh Aficio 220/270; Ricoh NX800/810; Gestetner 3222/3227; Savin 9922DP/9927DP
Ricoh Aficio 340
Ricoh Aficio 340/350/450/imagio MF3550-5, 3550-6; Ricoh NX920; Lanier 5235MFD; 
GestetnerG3235/G3235S/G3245; Danka Infotec 4351MF/4352MF; 
Nashuatec D435/435s; Rex Rotary 2835/2835s;Savin 2035DP/9935D/9935DP
Digital Copier Drums
Ricoh Aficio 550/850
Ricoh Aficio 550/650/850/imagio MF5550/6550; Gestetner 3255/3265; Lanier 5255/5265 ; Savin 9955/9965dp; Rex Rotary 2855/2865; Nashutec D455/D465
Sharp AL-1000
Sharp AL-1000/1010/1041/1200/1220/1250/1521; Xerox WorkCentre XD 100/102/103F/105F/120F/155F; Sharp AR-152
Sharp AR-160
Sharp AR-160/161/200, Sharp AL-1600/AL-2000
Canon GP200
Canon GP-200/210/215/300/335/400/405/Image Runner 330/400/2200/2800/3300
Canon GP30/55
Canon GP30/55
Fuji-Xerox V-212 DC
Fuji-Xerox V-212/214 DC; Toshiba DP-1250/1450; Olivetti Lexikon Copia 9814; Triumph-Adler DC-140
Kyocera Mita KM1525
Kyocera Mita KM-1525/1530/1570/2030/2070
Canon IR-1300
Canon ImageRunner-1210/1230/1270F/1310/1330/1370F(GPR-10)
Panasonic DP-2310
Panasonic Workio DP-2310/3010
Canon IR-2270
Canon ImageRunner-2230/2270/2830/2870/3530/3570/4570(GPR-15/GPR-16)
Analog Copier Drums
Canon 
PC/FC330/770/900
Canon PC/FC-210/230/245/300/310/320/325/330/330L/355, 400/420/430; 
530/550; 710/720/730/740/745/770/775/790/795; 920/921/940/950/980/981/990
Canon NP-1200/ 
1500/1520/2020
Canon NP-1015/1215/1215S/1218/1318/1503/1550/1510/1520; 
Canon NP-2000/2010/2020/2120/3020/6020/6115/6116/6216/6318
Sharp Z80
Xerox XC810/811/820/822/830/1020/1033/1040/1044/1255
Canon PC850/F100
Canon PC850/F100; Canon NP-6016/6218/6521/6621
Canon NP-7160
Canon NP-7160/7161/7162/7163/7164/7210
Canon NP-6030
Canon NP-6030/6025/6330/6035/6028
Canon PC/FC 3/5/7
Canon PC/FC 3/5/7(A15/A30); Canon NP-1010/1020
Canon NP-6012
Canon C120/120F/C122/C122F/C130/C130F; 
Canon NP-6012/6012F/NP6412/6412F/NP7130/7130F(NPG-11)

Common Posts